Sau làn sóng thứ 4 đại dịch COVID-19 chúng ta thấy rõ vai trò to lớn của vắc-xin trong phòng ngừa bệnh truyền nhiễm – đó là các loại bệnh vẫn tồn tại mãi theo cuộc sống của chúng ta. Từ trẻ sơ sinh vừa được sinh ra cho đến trẻ lớn, người trưởng thành và người cao tuổi đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Nếu không có vắc-xin thì hậu quả do COVID-19 có lẽ chưa có điểm dừng. Là 1 Bác sĩ tham gia trong quá trình chống dịch COVID-19, chứng kiến đại dịch từ thời gian đầu với những mất mát to lớn không thể ngờ tới của TP.HCM, tôi thấy được hiệu quả của việc thần tốc tiêm vắc-xin cho cộng đồng để nhanh chóng có miễn dịch chống lại dịch bệnh là một bằng chứng không thể phủ nhận. Vậy sau đại dịch thế kỷ này, chúng ta cần củng cố điều gì để có được tình trạng sức khỏe tốt nhất cho bản thân và các thành viên trong gia đình?
Vắc-xin, một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất hiện nay, hãy cùng BS của chúng tôi hiểu thêm đôi điều về vắc-xin trong thời kỳ bình thường mới.
TL: Rất nên tiêm vắc-xin cúm mùa hằng năm để giảm nguy cơ biến chứng và độ nặng khi nhiễm bệnh kể cả trẻ em và người lớn, người cao tuổi, người có bệnh lý nền. Tiêm bất cứ thời điểm nào sau tiêm chủng COVID-19, tuy nhiên sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 thường có phản ứng phụ như sốt, đau nhức, mệt mỏi,…nên có thể giãn cách ra 1 tuần giữa 2 vắc-xin để giảm nguy cơ tác dụng phụ.
TL: Tất cả các mũi tiêm đã trễ hẹn nên được tiêm tiếp tục sớm nhất có thể cho bé sau khi dịch COVID-19 ổn định để giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh khác vì không đạt tỉ lệ tiêm chủng như thường lệ, những vắc-xin chúng ta đang thực hiện tiêm chủng đã đem lại hiệu quả chống lại những đại dịch đã xảy ra trước đây, trách nhiệm của chúng ta với con em, với cộng đồng là không để những bệnh đó quay lại thành đại dịch lớn.
TL: Sẽ tiêm nhưng cần tối thiểu 6 tháng sau khi nhiễm. Với COVID-19, các chủng nhiễm có thể thay đổi theo thời gian, chưa có bằng chứng nghiên cứu về khả năng miễn dịch lâu dài với virus này.
TL: Các loại vắc-xin cho trẻ em vẫn như trước đây, từ tiêm phòng Lao và Viêm gan B cho trẻ mới sinh, sau đó 2-3-4 tháng tuổi sẽ tiêm vắc-xin 6 trong 1, ngừa viêm phổi do phế cầu, ngừa tiêu chảy. Từ 6 tháng có thể tiêm vắc-xin ngừa cúm, đặc biệt mùa cúm mới năm nay chúng ta đã có vắc-xin cúm tứ giá (bao gồm đầy đủ chủng cúm A và B) tiêm 1 liều 0,5ml cho cả trẻ em và người lớn hằng năm- điều này khác biệt với cúm cũ về liều lượng theo độ tuổi, riêng trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi sẽ cần nhắc lại liều 2 cách liều 1 ít nhất 4 tuần.
Với trẻ từ 9 tháng trở lên cần tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản, viêm não mô cầu 4 chủng, sởi. Đến khi trẻ tròn 12 tháng tuổi không thể bỏ qua các vắc-xin như MMR II (sởi-quai bị-rubella), Varivax (thủy đậu), nhắc lại viêm phổi phế cầu, tiêm nhắc 6 trong 1 khi trẻ được 18 tháng và các vắc-xin khác.
TL: Đại dịch COVID-19 cho chúng ta thấy không chỉ trẻ em mà người lớn cũng rất cần chích ngừa vắc-xin, đặc biệt những người có bệnh lý nền. Những bệnh rất nên và cần được tiêm ngừa đó là bệnh cúm và bệnh viêm phổi ở người lớn, với vắc-xin cúm mùa chỉ cần 1 liều vào đầu mùa cúm hằng năm sẽ giảm được nguy cơ bệnh cúm nặng và biến chứng, giảm tần suất tái phát bệnh đường hô hấp, giảm độ nặng cho bệnh nền sẵn có. Viêm phổi người lớn cần 1 liều duy nhất cho cả hành trình còn lại mà không cần tiêm nhắc lại và sẽ ngừa được nhiều chủng phế cầu gây Viêm phổi, Viêm tai giữa, Viêm màng não. Ngoài ra, những người hay đi du lịch, công tác, di chuyển nhiều đến các vùng miền nên tiêm chủng thêm vắc-xin thương hàn, viêm gan A, viêm não Nhật Bản, viêm não mô cầu,…
Nếu có thắc mắc nào cần giải đáp, quý vị hãy liên hệ theo thông tin:
Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Hoàn Mỹ Thủ Đức
241 Quốc Lộ 1K, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
www.hoanmythuduc.com | 19000119
Ứng dụng Y học tiên tiến và Khoa học quản trị để đem đến kết quả lâm sàng xuất sắc, với chi phí hợp lý là sứ mệnh của chúng tôi